Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tiểu đường trong giai đoạn mang thai không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai nhi và trẻ sơ sinh. Một số biến chứng có thể gặp ở trẻ như:

Sinh non

Mẹ bị tiểu đường khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non. Một thai kỳ điển hình thường kéo dài 40 tuần. Trẻ sinh non là trẻ được sinh vào khoảng tuần 36 đến trước tuần 40.

Hậu quả của việc sinh non có thể khiến trẻ có nhiều nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp do phổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nguy cơ sảy thai và thai chết lưu cũng tăng lên rất nhiều

Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi. Nhất là sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Thống kê cho thấy, trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có tần suất mắc các dị tật bẩm sinh lớn hơn trẻ có mẹ không bị tiểu đường. Các dị tật thường gặp ở các cơ quan chính như tim và não.

Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi. Nhất là khi mẹ bị tiểu đường trước khi sinh. Điều này có thể dẫn đến trẻ bị hạ đường huyết khi chào đời.

Nguyên nhân là khi mang thai, máu của thai có nồng độ insulin cao để chống lại lượng đường tăng thêm từ mẹ qua nhau thai. Sau khi sinh, nguồn cung cấp này đột ngột ngừng lại nhưng mức insulin trong máu của trẻ vẫn cao. Vì vậy, trẻ cần được theo dõi đường huyết sau khi sinh để phát hiện sớm. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định tiêm bổ sung đường cho trẻ.

Hội chứng suy hô hấp

Trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gặp các hội chứng suy hô hấp. Tình trạng này có thể khiến trẻ cần nhập viện để được chăm sóc đặc biệt. Điều này cũng có thể xảy ra ở các trẻ sinh đủ tháng chứ không phải chỉ gặp ở trẻ sinh non.

Trẻ sơ sinh bị vàng da

Trẻ có thể bị vàng da sau khi sinh, đặc trưng bởi tình trạng da và lòng trắng của mắt chuyển thành màu vàng. Tình trạng này hầu hết sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng vẫn cần phải theo dõi sát.

Béo phì

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi. Trong đó có sự phát triển về cân nặng của trẻ. Mẹ bị tiểu đường thường sinh con có cân nặng lớn. Trẻ có thể có cân nặng lên tới 4.5kg sau khi sinh. Điều này làm tăng nguy cơ bị béo phì ở trẻ về sau cao hơn. Hoặc thậm chí sẽ phát triển sớm trong thời thơ ấu. Từ đó khiến trẻ dễ mắc tiểu đường hơn.

Tăng huyết áp – Tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng toàn thân do thai nghén thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Bệnh được đặc trưng bởi 3 triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân độc lập gây ra tình trạng tiền sản giật. Nhưng cũng có thể cùng tồn tại với các yếu tố nguy cơ khác. Chẳng hạn như béo phì, tuổi tác và bệnh sử của thai phụ.

Sinh mổ

Phát triển thành tiểu đường type 2

Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có thể phát triển thành tiểu đường type 2 sau khi sinh. Tiểu đường type 2 có thể phát triển muộn hơn ở người kiểm soát kém tiểu đường khi mang thai. Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau sinh như:

  • Có tình trạng thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh tiểu đường.
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đây.
  • Đã từng bị sẩy thai, sinh con chết lưu hoặc có một số dị tật bẩm sinh.
  • Trên 25 tuổi.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Việc kiểm soát đường huyết ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ dinh dưỡng. Ở phụ nữ mang thai cần năng lượng và chất dinh dưỡng để thai phát triển khỏe mạnh. Do đó, việc giảm cân để kiểm soát đường huyết thường không được khuyến cáo.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng. Vì tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi và cả thai phụ. Có một số nguyên tắc chung để xây dựng chế độ ăn như sau:

  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Giảm lượng thức ăn trong bữa chính và xen với các bữa phụ.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, kem,…
  • Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn.
  • Giảm rượu, bia, nước ngọt và các đồ uống có chất kích thích.

Tập thể dục

Hoạt động thể chất giúp cơ thể tăng sử dụng glucose ở mô, cơ quan và giảm đường huyết. Do đó, các bác sĩ khuyến khích mẹ nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Cần lưu ý các bài tập phù hợp trong thai kỳ, tránh các bài tập vận động quá mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Dùng thuốc

80 – 85% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể có mức đường huyết về lại bình thường bằng các phương pháp không dùng thuốc. Nhưng nếu không thể kiểm soát bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ dùng thuốc. Thuốc được sử dụng trong thai kỳ trị tiểu đường là insulin.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Mẹ cũng cần tự theo dõi các chỉ số đường huyết đều đặn tại nhà. Hai thời điểm cần theo dõi nồng độ đường huyết là trước và sau khi ăn. Tùy thể trạng và cơ địa mỗi người, các bác sĩ sẽ có mục tiêu điều trị để hạ đường huyết khác nhau.

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà ảnh hưởng đến cả thai nhi. Nếu không kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi như dị tật bẩm sinh, mắc các hội chứng suy hô hấp. Nếu phát hiện dấu hiệu tiểu đường hoặc lo lắng, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.