Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không đơn giản là mẹ chỉ cần cho bé ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng theo khuyến cáo là đủ.

Mẹ cần phải trang bị thêm các kiến thức và nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bé, nhất là khi bé mới tập ăn dặm vào thời điểm này.

1. Mẹ nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào

Trẻ trong giai đoạn 5 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con ăn dặm 1 bữa/ngày. Và mẹ chỉ nên xem đây là bữa phụ để hệ tiêu hóa của con tập quen dần với các loại thức ăn.

Thời gian lý tưởng nhất mẹ cho bé ăn là vào khoảng 10 giờ sáng.

Thời điểm này, dạng thực phẩm phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của bé là dạng lỏng, hoặc cháo loãng được xay nhuyễn. (tỷ lệ lý tưởng là 1 gạo : 15 nước).

Lượng thức ăn dặm dành cho bé 5 tháng nên dừng lại ở khoảng 40-50ml/ lần.

Và mẹ nên cho con ăn dặm theo các nhóm thực phẩm lần lượt như sau:

– Nhóm 1: ngũ cốc (bắt đầu từ cháo trắng và không chứa các hạt gây khó tiêu)

– Nhóm 2: rau, củ, quả ( nên nấu chung với cháo và được xay nhỏ, rây kỹ)

– Nhóm 3: thịt, cá, tôm, trứng, đậu phụ (nên nấu chung với cháo và được xay nhỏ, rây kỹ)

2. Nguyên tắc nhất định mẹ phải nhớ khi cho con 5 tháng tuổi ăn dặm

Mẹ nên cho con ăn từ ít đến khi con đã quen mới nên tăng lượng thức ăn dặm.

Từ dạng loãng đến dạng sệt rồi mới đến đặc.

Từ mịn đến thô dần để con tập nhai.

Từ 1 loại thực phẩm đến các nhóm thực phẩm.

Mẹ nên cho con ăn từ chế độ ngọt (chứa tinh bột) sang chế độ mặn (chứa đạm)

Lưu ý quan trọng nhất: Mẹ không sử dụng muối hoặc bất kỳ loại gia vị nào vào trong món ăn của con.

3. Tặng mẹ thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi

3.1. Thực đơn tuần thứ 1:

Nếu đây là tuần đầu tiên mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, thì mẹ nên cho con ăn cháo loãng, khoảng 10-20ml cháo trắng. (tỷ lệ lý tưởng là 1 gạo : 15 nước).

Trong quá trình cho con ăn, mẹ hãy quan sát xem con có những biểu hiện gì. Con có hào hứng với việc ăn dặm không, con có đòi ăn thêm sau khi mẹ đã cho con ăn hết khẩu phần không,…

Nếu con đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể áp dụng thực đơn tuần thứ 2.

3.2. Thực đơn tuần thứ 2:

Ở tuần thứ 2 tỷ lệ gạo và nước vẫn giữ nguyên là 1:15. Lúc này mẹ có thể tăng lượng thức ăn dặm của con lên ở khoảng 30-40ml/ngày.

– Ngày thứ 2: 25ml cháo trắng mix 5ml cà rốt luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 3: 25ml cháo trắng mix 5ml bí đỏ luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 4: 25ml cháo trắng mix 5ml khoai tây luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 5: 25ml cháo trắng mix 5ml khoai lang luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 6: 25ml cháo trắng mix 5ml mồng tơi luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 7: 25ml cháo trắng mix 5ml cải bó xôi luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày chủ nhật: 25ml cháo trắng mix 5ml rau chùm ngây luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

3.3. Thực đơn tuần thứ 3:

Ở tuần thứ 2, mẹ có thể nấu cháo đặc hơn với tỷ lệ gạo và nước là 1:13. Lúc này mẹ có thể tăng lượng thức ăn dặm của con lên ở khoảng 40-50ml/ngày.

– Ngày thứ 2: 30ml cháo trắng mix 10ml cà rốt luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 3: 30ml cháo trắng mix 10ml bí đỏ luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 4: 30ml cháo trắng mix 10ml khoai tây luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 5: 30ml cháo trắng mix 10ml khoai lang luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 6: 30ml cháo trắng mix 10ml mồng tơi luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 7: 30ml cháo trắng mix 10ml cải bó xôi luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày chủ nhật: 30ml cháo trắng mix 10ml rau chùm ngây luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

3.4. Thực đơn tuần thứ 4:

Mẹ có thể duy trì độ đặc cũng như lượng thức ăn tương tự như ở tuần thứ 3. Tuy nhiên, mẹ có thể mix thêm một ít thức ăn mặn để cho con quen dần với việc tiếp nạp đạm động vật.

– Ngày thứ 2: 30ml cháo trắng mix 10ml cà rốt, 5gr thịt nạc luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 3: 30ml cháo trắng mix 15ml bí đỏ luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 4: 30ml cháo trắng mix 10ml khoai tây, 5gr thịt nạc luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 5: 30ml cháo trắng mix 10ml đậu xanh, 5gr cá lóc luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 6: 30ml cháo trắng mix 15ml su hào luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày thứ 7: 30ml cháo trắng mix 10ml cải bó xôi, 5gr thịt nạc luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

– Ngày chủ nhật: 30ml cháo trắng mix 10ml rau ngót, 5gr nõn tôm luộc chín xay nhuyễn, rây mịn.

4. Những lưu ý mẹ không nên quên khi cho bé 5 tháng ăn dặm

Trong thực đơn ăn dặm của bé 5 tháng mẹ có thể đa dạng các loại đạm từ động vật cho con. Tuy nhiên, mẹ không nên cho con ăn cá quá 3 lần/tuần.

Và tránh không nên cho con ăn các loại cá có lưng xanh như cá thu, cá bạc má. Mẹ cũng nên tránh chọn các loại giáp xác như cua, ốc, hến,…

Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, mẹ vẫn nên chọn sữa mẹ, hoặc sữa bột công thức làm nguồn dinh dưỡng chính cho con.

Hạn chế sử dụng các loại sữa tươi từ động vật như sữa bò, sữa dê, để tránh con bị dị ứng, hoặc hệ tiêu hóa của con chưa đủ hoàn thiện để có thể tiếp nhận.

Khi con hào hứng ăn, dù đã ăn hết khẩu phần nhưng vẫn đòi ăn thêm, mẹ không nên chiều theo ý con. Nếu trẻ ăn quá no, trẻ sẽ rất dễ bị ợ trớ hoặc không tốt cho dạ dày của con sau này.

Ngược lại, khi con khóc quấy, nhè thức ăn mẹ cũng không nên ép. Nếu mẹ ép con ăn sẽ tạo cho con cảm giác sợ hãi thức ăn. Như vậy mẹ sẽ vất vả hơn trong quá trình cho con ăn về sau.

Còn một điều nữa, là khi mẹ cho con tập ăn dặm trong giai đoạn này, mẹ hãy sẵn sàng tâm lý vì con có thể sẽ tạo ra “bãi chiến trường” khiến mẹ ngán ngẩm.

Những trò phun mưa, hay nhè thức ăn, hay bé hắt xì, rồi bé cựa quậy va tay vào thìa thức ăn làm thức ăn văng tung tóe,… Chỉ những hành động nhỏ này thôi thì mẹ cũng tốn khá nhiều thời gian để dọn dẹp rồi.

Hy vọng là với thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi và những chia sẻ của Topchon sẽ giúp mẹ cùng con ăn dặm thành công và nhẹ nhàng hơn.

Đánh giá bài viết