pH là một khái niệm rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Bạn đã biết khái niệm độ pH là gì và ứng dụng của nó hay chưa?
Trên một số loại bao bì sản phẩm hoặc dung dịch thường ghi chú thích về độ pH. Thuật ngữ này thường để chỉ khả năng hoạt động của phân tử hydro tồn tại trong dung dịch. Chỉ số này thường dao động từ 0 đến 14. Nhờ số liệu trong đó, người ta có thể phán đoán nó mang tính chất gì.
Vậy, độ pH là gì?
pH là một khái niệm được ứng dụng nhiều, tuy nhiên hiếm ai hiểu được ý nghĩa thực của nó. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc khái niệm độ pH là gì? Hiểu đơn giản, pH là một định nghĩa để chỉ thang đo tính axit hoặc bazơ của một chất.
Chi tiết hơn, pH chính là mức độ hoạt động của các ion H+ trong phân tử của dung dịch. H+ chính là gốc axit, vậy nên khi lượng ion này nhiều dung dịch mang tính axit. Ngược lại, gốc axit hoạt động yếu thì lượng H+ ít và dung dịch có tính kiềm.
Nước chúng ta uống hàng ngày cũng là một dung dịch có độ pH. Chỉ số này của nước xấp xỉ 7, được gọi là môi trường trung tính. Điều này xảy ra khi nồng độ H+ và OH- bằng nhau.
Trong các khái niệm quốc tế, độ pH là gì và được viết như thế nào? Thực chất trong tiếng Latin, pH là viết tắt của pondus hydrogenii, có nghĩa là độ hoạt động của hydro. Đối với người Anh, những thuật ngữ hydrogen power hoặc power of hydrogen đều chỉ pH. Chúng đều mang nghĩa là sự hoạt động hay sức mạnh của hydro.
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa độ pH là gì, bạn cũng nên tìm hiểu về thang đo pH. Đây là một bảng màu thể hiện chỉ số pH của dung dịch. Nó sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Nếu chỉ số nhỏ hơn 7, dung dịch có tính axit. Nếu chỉ số lớn hơn 7, dung dịch có tính bazơ. Nếu độ pH bằng 7, dung dịch đang trung hòa hay còn được gọi là trung tính.
Chỉ số pH được xác định bằng cách tính:
pH = – log[H+]
Nếu xét trong một dung dịch cho sẵn là môi trường bazơ, bạn tính bằng công thức:
pH = 14 – pOH = 14 + lg([OH-])
pH trong cơ thể là gì và bao nhiêu mới là tốt
?
Tại sao cơ thể con người lại có pH? Độ pH trong cơ thể là gì? Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm pH. Nói một cách đơn giản, cơ thể con người cũng là một môi trường. Độ pH trong cơ thể con người cũng được hiểu là chỉ số hoạt động của H+.
Như đã nói trên phần độ pH là gì, chỉ số này được chia từ 0 đến 14. Trong đó, từ 0 đến 7 là môi trường axit và từ 7 đến 12 là môi trường kiềm. Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể con người thường được giữ ở môi trường trung tính thiên kiềm. Chỉ số pH thường được giữ ở mức 7,3 hoặc 7,4. Đây chính là môi trường tốt nhất để các tế bào hoạt động bình thường.
Trong cơ thể con người cũng có một số bộ phận đặc thù và có độ pH riêng. Bởi những nơi khác nhau sẽ làm nhiệm vụ khác nhau, vậy nên tính kiềm hay axit không thể như nhau được. Tuy nhiên, vì trong cơ thể có nhiều nước nên độ pH trung bình được coi là 7,3 hoặc 7,4. Trong phần sau, các bạn sẽ được tìm hiểu về pH ở các bộ phận trong cơ thể.
Tuy nhiên, chế độ sinh hoạt và môi trường ngoài cơ thể có thể ảnh hướng đến chỉ số này. Khi bạn ăn uống không lành mạnh hoặc môi trường sống quá ô nhiễm, tính kiềm mất đi và chuyển dần sang axit. Lượng axit này tích tụ trong cơ thể và tạo ra các loại bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, bệnh nan y,…
Mách bạn c
ách cân bằng độ pH trong cơ thể
?
Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn cần điều chỉnh độ pH về chỉ số tự nhiên ban đầu. Bạn có thể ứng dụng một số biện pháp được các bác sĩ khuyên dùng như sau:
-
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong rau củ quả có mang sẵn tính kiềm tự nhiên. Vậy nên, khi cơ thể hấp thụ chúng sẽ làm tăng lượng kiềm và trung hòa axit trong cơ thể. Đây chính là cách nhanh và an toàn nhất để biến chỉ số pH trong cơ thể về mức ban đầu. Không chỉ vậy, trong các loại rau quả còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt như vitamin và chất xơ. Một số loại thực phẩm giàu kiềm là cải bó xôi, bơ, cần tây, ớt chuông,…
-
Chắc hẳn bạn không biết, suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng cũng khiến cho lượng axit trong cơ thể tăng lên. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi và gặp một số bệnh vặt. Để duy trì lượng kiềm, bạn nên tự tập cho mình thói quen suy nghĩ tích cực. Ngoài ra, cười nhiều cũng là một cách giảm lượng axit, các tế bào miễn dịch cũng sẽ hoạt động mạnh hơn khi bạn vui vẻ.
-
Chắc hẳn bạn đã biết cơ thể chúng ta có đến 75% là nước. Vậy nên chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nước với con người. Đặc biệt, nước cũng giúp thanh lọc các loại độc tố và axit tích tụ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, để khiến lượng kiềm trong cơ thể cao hơn thì nước lọc vẫn chưa đủ. Bạn có thể chuyển sang dùng
nước ion kiềm
, một loại nước được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích sử dụng. Các bác sĩ đã chứng minh việc dùng nước ion kiềm mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa bệnh tật, hỗ trợ điều trị các loại bệnh.
Loại nước ion kiềm có độ pH từ 8.5 đến 9.5 chính là độ pH lý tưởng cho cơ thể con người. Đây là mức giúp bổ sung vừa đủ lượng kiềm cần thiết, vừa có thể trung hòa axit dư thừa trong cơ thể. Ở mức pH này, nước kiềm giúp thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm và còn thải độc, chống lão hoá hiệu quả.
Độ pH của 1 số dung dịch trong cơ thể và cuộc sống con người
Sau khi đã tìm hiểu về độ pH là gì, bạn có thắc mắc về chỉ số pH của các dung dịch trong cuộc sống? Nước được xem là loại dung dịch nhiều nhất trên trái đất hiện nay và có rất nhiều loại khác nhau. Vị ngọt trong nước mà bạn cảm nhận được chính là do độ pH quyết định. Thông thường, nước được xem là môi trường trung tính. Tuy nhiên, chỉ có loại nước tinh khiết trải qua các quá trình lọc mới có pH bằng 7. Các loại nước chúng ta dùng trong sinh hoạt và nước máy sẽ có pH dao động từ 6 đến 8,5.
Độ pH trong máu của người bình thường cũng dao động từ 7,35 đến 7,45. Như cơ thể, máu cũng sẽ có tình kiềm nhẹ. Nếu chỉ số pH trong máu cao, tức là bạn đang mắc một số bệnh như tiểu đường, thận,…
Bên cạnh đó, đất cũng có rất nhiều loại, mỗi loại có một độ pH riêng. Tại Việt Nam, loại đất được sử dụng để trồng cây nhiệt đới hay chính là lúa nước có độ pH xấp xỉ 7. Những loại đất khác trồng được rất ít loại cây. Trong đó, đất kiềm có pH lớn hơn 7, đất chua có pH nhỏ hơn 7 và đất phèn có pH nhỏ hơn 4. Các loại rau xanh bình thường được trồng trên đất trung tính hoặc kiềm, vậy nên sẽ mang tính kiềm.
Một điều bất ngờ là da mặt con người có tính axit. Giá trị trung bình của pH được ước tính vào khoảng 4,7. Vậy nên, các loại sữa rửa mặt trên thị trường thường có pH rơi vào khoảng từ 4 đến 7. Đây là khoảng có lợi cho da và bảo vệ da mặt của bạn. Ngoài ra, nước ion axit có độ pH 5,5 chính là một bí quyết làm đẹp của phụ nữ. Đây là mức độ vừa phải giúp rửa sạch cặn bẩn và làm sạch tế bào chết. Lượng axit này còn bổ sung vào lớp bảo vệ trên da mặt bạn, giúp cho làn da luôn căng bóng và mịn màng.
Độ pH quan trọng như thế nào trong cơ thể
?
Ngoài ra, pH cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá các thực phẩm mà cơ thể nạp vào. Một số loại thức ăn do để lâu ngày sinh ra tính axit, nếu cơ thể nạp vào sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Độ pH còn trực tiếp quyết định đến hương vị thức ăn hàng ngày. Những loại đồ chua sẽ có nhiều tính axit, vậy nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng.
Ứng dụng của pH trong đời sống hàng ngày
?
Trong sinh hoạt thường ngày, nhiệm vụ của pH là đánh giá thực trạng của các loại nước trong sinh hoạt. Nước luôn phải duy trì trong mức độ pH an toàn. Như nước máy sử dụng trong sinh hoạt, người ta điều chỉnh bằng cách thêm Clo. Người ta cũng dùng pH để kiểm tra đặc tính của các loại đất để sử dụng trong nông nghiệp.
Các nghiên đã làm rõ rằng việc kiềm hóa nước tiểu bằng cách xử lý các nguyên liệu thực phẩm, trong đó có nước uống, đặc biết là nước ion kiềm thúc đẩy việc loại bỏ axit uric. Khi quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, can thiệp bằng chế độ ăn trở thành biện pháp phòng ngừa tăng acid uric máu an toàn và kinh tế nhất.