Câu ghép là gì? Cách sử dụng chính xác theo tiếng Việt 2023

Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, chắc chắn đã rất nhiều lần chúng ta sử dụng câu ghép để mô tả hay bày tỏ ý kiến. Tuy nhiên, theo lý thuyết thì câu ghép là gì lại chưa nhiều người hiểu rõ.




1. Câu ghép là gì?


Về lý thuyết, câu ghép được hiểu là dạng câu trong văn bản tiếng Việt có hai cặp chủvị trở lên hay câu do nhiều vế câu ghép lại, thường ghép hai vế tạo ra câu ghép. Nói một cách dễ hiểu, câu ghép sẽ là câu có ít nhất 2 mệnh đề, mỗi mệnh đề bao gồm 1 chủ ngữ và 1 vị ngữ.



Công thức câu ghép tiêu chuẩn sẽ được mô tả như sau:


Chủ ngữ (CN)/vị ngữ (VN)/, chủ ngữ (CN)/vị ngữ (VN)


Ví dụ: Trời (CN)/càng về đêm (VN)/, không gian (CN)/càng tĩnh mịch (VN).


Thông thường, câu ghép sẽ được sử dụng thường xuyên để liên kết những vấn đề có kết nối nhất định với nhau về phần nghĩa. Điều đó có nghĩa là thay vì việc sử dụng nhiều câu đơn 1 lúc, người ta sẽ sử dụng câu ghép để nâng cao hiệu quả giúp người nghe và người đọc hiểu được vấn đề mà nội dung muốn truyền tải.




Có 2 loại câu ghép chính

2. Các loại câu ghép được sử dụng trong tiếng Việt




Câu ghép chính phụ


Đây là loại câu ghép được chia làm mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Cả 2 mệnh đề này sẽ có sự phụ thuộc và bổ sung ý nghĩa cho nhau, giúp câu nói ra được rõ nghĩa nhất. Thông thường, câu ghép chính phụ sẽ được nối với nhau bằng các từ nối hoặc quan hệ từ.


Ví dụ: Vì Mai chăm chỉ học hành nên cô ấy đã giành giải Nhất tại kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia.


Câu ghép đẳng lập


Đây là loại câu ghép có mệnh đề độc lập hoàn toàn về nghĩa và có vai trò ngang bằng nhau trong câu. Loại câu ghép này thường được sử dụng để mô tả sự lựa chọn, tương đồng hoặc đơn giản là liệt kê.


Ví dụ: Chị tôi đang học bài, mẹ tôi thì nấu ăn còn tôi vẫn thì xem phim trong nhà.



Câu ghép hỗn hợp


Câu ghép hỗn hợp là dạng câu tương đối phức tạp, thường bao gồm nhiều loại câu ghép khác nhau như câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.


Chị ấy đỗ đại học, cả nhà ai cũng mừng vì đây chính là cơ hội tốt để chị phát triển bản thân.


Câu ghép hô ứng


Câu ghép hô ứng hay câu ghép qua lại là dạng câu ở giữa 2 vế câu luôn xuất hiện quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa 2 vế câu vô cùng chặt chẽ và khi tách thành câu riêng thì ý nghĩa của câu sẽ có sự thay đổi.


Ví dụ: Người thế nào thì vật thế nấy.


Câu ghép chuỗi


Câu ghép chuỗi thường được hiểu đơn giản là dạng câu ghép mà ở đó nội dung được mô tả theo dạng liệt kê. Trong câu ghép chuỗi, người ta thường sử dụng dấu câu để ngăn cách các vế câu. Chẳng hạn như dấu phẩy, dấu hai chấm. Câu ghép chuỗi sẽ chỉ liên kết bằng dấu câu, không được liên kết bằng từ nối.


Ví dụ: Thời tiết nóng nực, nhà mất điện, Mai không bật được quạt.



3. Cách nối và tạo nên câu ghép



Nối câu ghép trực tiếp


Cũng giống như tên gọi, nối câu ghép trực tiếp chính là cách chúng ta nối 2 mệnh đề trong câu ghép mà không cần sử dụng đến các từ nối hoặc cặp từ hô ứng, thậm chí là không sử dụng dấu câu.


Cụ thể, bạn có thể ghép trực tiếp các mệnh đề theo ví dụ sau: “ Hôm nay mình đi học, em trai mình được nghỉ”.


Nối câu ghép bằng cặp từ hô ứng 


Đây là cách nối mà bạn sẽ sử dụng các cặp từ hô ứng để nối các vế câu sao cho hợp lý và thể hiện được trọn vẹn ý nghĩa của câu nói. Cụ thể, các cặp từ hô ứng sẽ được hiểu như sau: “bao nhiêu…bấy nhiêu”, “càng….càng”, “vừa…đã”, “chưa…đã”, ”, “nào….ấy”, “vừa…vừa”, “đâu….đấy”, “ai….nấy”.


Ví dụ:  Khi chúng ta càng nỗ lực, chúng ta sẽ càng có nhiều cơ hội có được thành công.


Cách nối câu ghép bằng quan hệ từ


Sử dụng quan hệ từ là cách nối câu ghép phổ biến và được nhiều người lựa chọn, đặc biệt trong ngôn ngữ nói. Các quan hệ từ ở đâu có thể bao gồm “và, rồi, thì, nhưng, hay…” hoặc các cặp quan hệ từ như “nếu….thì”, “tuy….nhưng”, “vì….nên”, “chẳng những….mà còn”,….


Ví dụ: Mặc dù cô ấy không vô địch nhưng cô ấy đã để lại phần thi quả cảm trong lòng người hâm mộ.


Nhìn chung, câu ghép là loại câu được sử dụng hết sức phổ biến trong cả văn nói và văn viết hằng ngày. Do đó, việc nắm bắt được cách sử dụng chắc chắn sẽ tạo cơ hội để bạn có được cách giao tiếp, sử dụng câu thông minh và để lại ấn tượng với đối tượng giao tiếp.



4. Bài tập trắc nghiệm về câu ghép có đáp án


Câu 1: Từ “nếu” trong câu ghép là từ chỉ loại quan hệ nào?


A. Quan hệ khả năng, điều kiện


B. Quan hệ nội dung, hình thức


C. Quan hệ bổ sung


D. Quan hệ nguyên nhân, kết quả


Câu 2: Ở câu sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” đã sử dụng phương pháp nào để nối câu ghép?


A. Quan hệ bổ sung


B. Dấu câu và từ có quan hệ điều kiện


C. Quan hệ nguyên nhân


D. Dấu câu


Câu 3: Nếu không sử dụng quan hệ từ để nối các vế câu thì phải sử dụng dấu câu nào?


A. “:”


B. “;”


C. “,”


D. “.”


Câu 4: Câu nào không phải là câu ghép?


A.Hôm nay Vy đi học còn Hùng đi chơi thể thao


B. Hôm nay Vy đi học và Hùng đi chơi thể thao


C. Hôm nay Vy đi học, Hùng đi chơi thể thao


D. Hôm nay Vy đi học và đi chơi thể thao



A. Bố đi làm và mẹ đi chợ


B. Bố đi làm còn mẹ đi chợ


C. Bố đi làm nhưng mẹ đi chợ


D. Bố đi làm, mẹ đi chợ


Câu 6: Câu nào là câu ghép?


A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, để trẻ em thấy điếu thuốc là đẩy con em vào con đường phạm pháp.


B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt


C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc


D. Gió lồng lộng, sấm chớp ầm ầm, những hạt mưa nặng trĩu bắt đầu rơi xuống


Câu 7: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?


A. Ngữ pháp giữa các vế câu


B. Ngữ nghĩa giữa các vế câu


C. Từ loại giữa các vế câu


D. Ngữ âm giữa các vế câu


Câu 8: Câu nào không phải là câu ghép?


A. Mình chạy, Vy cũng chạy


B. Lan hãy để cho chị đi với mẹ, đừng đòi theo chị nữa


C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay


D. Mẹ có đi làm, mẹ mới có tiền đóng học cho con


Câu 9: Ý nào đúng nhất về câu sau? Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.


A. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích


B. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân


C. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện


D. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ


Câu 10: Thế nào là hai cụm chủ vị giải thích?


A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép


B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này


C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu


D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp


Câu 11: Câu sau đây “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ” có kiểu cấu tạo nào?


A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ – vị


B. Câu có hai cụm chủ – vị không chứa nhau


C. Câu có hai cụm chủ – vị chứa nhau


D. Câu có một cụm chủ – vị nằm trong trạng ngữ


Câu 12: Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?



Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương



Là người, tôi sẽ chết cho quê hương


A. Quan hệ nhượng bộ


B. Quan hệ mục đích


C. Quan hệ mục đích


D. Quan hệ điều kiện


Câu 13: Câu ghép nào chỉ quan hệ nhượng bộ?


A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay


B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi


C. Gió càng lớn, lửa càng to


D. Môn này tuy là môn phụ, nhưng các các em cần chú ý


Đáp án






1. A
6. C
11. B


2. D
7. A
12. D


3. D
8. B
13. B


4. D
9. D
 


5. C
10. B