Khi chuyển từ giấc ngủ nhẹ sang giấc ngủ sâu. Các cơ ở khẩu cái, lưỡi và cổ họng sẽ thư giãn. Các mô này có thể giãn ra đủ để ngăn một phần đường thở và rung lên tạo ra tiếng ngáy. Khi đường thở bị thu hẹp, luồng không khí càng trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này làm tăng độ rung của mô, khiến tiếng ngáy trở nên to hơn.
Các tình trạng sau đây có thể ảnh hưởng đến đường thở và gây ngáy ngủ:1
- Cấu trúc giải phẫu khoang miệng, vòm họng. Người có vòm họng dày và thấp có thể làm thu hẹp đường thở. Những người thừa cân có thể có thêm các mô ở phía sau cổ họng khiến đường thở càng bị hẹp hơn.
- Uống rượu. Ngủ ngáy cũng có thể do đã uống quá nhiều rượu gần giờ đi ngủ. Rượu làm giãn cơ cổ họng và giảm các cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại sự tắc nghẽn đường thở.
- Các vấn đề về mũi. Nghẹt mũi mãn tính hoặc vẹo vách ngăn mũi có thể là nguyên nhân gây ngủ ngáy.
- Thiếu ngủ. Ngủ không đủ giấc có thể làm giãn các cơ vùng hầu họng từ đó gây ngáy.
- Tư thế ngủ. Tình trạng ngáy sẽ xảy ra thường xuyên và to nhất khi cơ thể nằm ngửa. Vì tác động của trọng lực lên cổ họng làm thu hẹp đường thở.
Một số yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra chứng ngủ ngáy bao gồm:1
- Nam giới. Nam giới có nhiều khả năng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ hơn nữ giới.
- Thừa cân. Người thừa cân, béo phì có nhiều khả năng ngủ ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Có tình trạng hẹp đường thở. Một số người có thể có amidan lớn hoặc u tuyến có thể thu hẹp đường thở và gây ra ngáy.
- Uống rượu. Rượu làm giãn cơ cổ họng của bạn, làm tăng nguy cơ ngủ ngáy.
- Có vấn đề về mũi. Lệch vách ngăn mũi, nghẹt mũi mãn tính sẽ tăng nguy cơ ngủ ngáy.
- Có tiền sử gia đình mắc chứng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Di truyền là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).
Thay đổi tư thế ngủ – Ngủ nghiêng
Như đã đề cập, nằm ngửa sẽ làm thu hẹp đường thở và cản trở một phần luồng không khí. Vì vậy, hãy thử thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa sang nằm nghiêng. Sau đó, theo dõi tình trạng có còn tiếp diễn hay không.2
Ngoài ra, nâng cao giường khoảng 4 inch (10cm) cũng có thể giúp ích trong việc trị ngáy khi ngủ.4
Giảm cân
Giảm cân là một trong những cách trị ngủ ngáy đầu tiên và quan trọng nhất để thử. Tất nhiên, khuyến cáo này chỉ áp dụng cho những người thừa cân hoặc béo phì. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, hãy cân nhắc giảm trọng lượng cơ thể.5
Người bị béo phì có nhiều khả năng ngáy và mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giảm cân ở những người có chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) cao. Việc này sẽ làm giảm cả chứng ngáy ngủ và các triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.6
Nhưng bạn cần giảm cân một cách lành mạnh. Hầu hết các chế độ ăn kiêng giảm cân không có tác dụng lâu dài và có thể nguy hiểm. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu một chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì lâu dài. Kết hợp với hoạt động thể chất để hiệu quả hơn.7 8
Ngưng hút thuốc
Ngoài ra, những trẻ em có cha mẹ hút thuốc sẽ có xu hướng ngủ ngáy nhiều hơn. Nếu bạn hút thuốc và nhận thấy trẻ ngáy ngủ. Việc bỏ hút thuốc cũng có thể giúp chúng hết ngáy.9
Hạn chế uống rượu gần giờ ngủ
Vì vậy, nếu bạn có thói quen uống nhiều đồ uống có cồn trước giờ ngủ, hãy cân nhắc cắt giảm. Nếu điều đó không khắc phục tình trạng ngáy ngủ. Cố gắng ngừng uống rượu ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ. Hoặc cân nhắc cắt bỏ rượu hoàn toàn.11
Phẫu thuật
Tinh trạng ngáy đôi khi là kết quả của các vấn đề thể chất mà chuyên gia y tế có thể giải quyết thông qua phẫu thuật. Mặc dù phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Nhưng cũng có một số phẫu thuật được biết là có thể làm giảm chứng ngáy ngủ. Gặp bác sĩ là cách duy nhất để xác định bạn có được lợi và phù hợp với phẫu thuật trị ngáy ngủ hay không.2
Ngoài việc tiếng ngáy thường gây khó chịu đối cho người ngủ cùng. Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
Trẻ em ngủ ngáy thường khó đi vào giấc ngủ. Do đó, chất lượng giấc ngủ giảm, ngủ không say, không sâu giấc. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trẻ em ngủ ngáy còn có thể gặp tình trạng ngưng thở lúc ngủ.12
Ở người lớn, ngủ ngáy có thể làm khí quản bị nghẹt. Dẫn đến cơ quan phổi và bộ não thiếu oxy. Để quá trình hô hấp diễn ra bình thường, não sẽ phát tín hiệu để làm giãn nở mô cuống họng, khí quản. Người mắc chứng ngủ ngáy (gặp những rối loạn như trên) có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn.
Nếu nghiêm trọng, ngủ ngáy còn có thể làm xáo trộn sóng điện não. Từ đó gây giảm trí nhớ, giảm năng suất làm việc, giảm khả năng tập trung, tinh thần mệt mỏi,…13 14
Đôi khi bạn không thể giải quyết tình trạng ngáy ngủ vì có thể đó vấn đề y tế tiềm ẩn.
Những người vừa có tình trạng và vừa có các triệu chứng khác. Chẳng hạn như thở hổn hển hoặc nghẹt thở khi đang ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, đau đầu buổi sáng và cảm thấy không sảng khoái khi thức dậy. Họ có thể mắc chừng bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).2 15
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu đi kèm kể trên. Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn này có thể giải quyết hoặc giảm đáng kể chứng ngủ ngáy của bạn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết về cách trị ngáy ngủ hiệu quả. Như đã đề cập, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu bạn cảm thấy tình trạng ngáy ngủ của mình do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.